bách độc toàn thư

học hỏi những đều mới lạ về thế giới xung quanh,nâng cao trình độ phá án và rèn luyện IQ của bạn tốt hơn

bách độc toàn thư Cbách độc toàn thư Hbách độc toàn thư Abách độc toàn thư Obách độc toàn thư Spacebách độc toàn thư Mbách độc toàn thư Ubách độc toàn thư Nbách độc toàn thư Gbách độc toàn thư Spacebách độc toàn thư Bbách độc toàn thư Abách độc toàn thư Nbách độc toàn thư Spacebách độc toàn thư Dbách độc toàn thư Ebách độc toàn thư Nbách độc toàn thư Spacebách độc toàn thư Vbách độc toàn thư Obách độc toàn thư Ibách độc toàn thư Spacebách độc toàn thư Cbách độc toàn thư Ybách độc toàn thư M
573 Số bài - 84%
42 Số bài - 6%
27 Số bài - 4%
24 Số bài - 4%
10 Số bài - 1%
3 Số bài - 0%
1 Bài gửi - 0%
1 Bài gửi - 0%
[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Kỷ niệm 6 năm thành lập 4rum bách độc toàn thư MasterSun May 22, 2016 4:34 pm
thông báo cách chức bách độc toàn thư MasterMon Sep 10, 2012 7:33 pm
nhug bi mat ve gioi tinh bách độc toàn thư MasterMon Sep 10, 2012 7:24 pm
tái lập 4rum theo định hướng mới bách độc toàn thư MasterMon Sep 10, 2012 7:19 pm
ben le phim !THAN THOAI LINH CHAU!! bách độc toàn thư MasterThu Oct 06, 2011 8:54 pm
tro ve noi cuoi cung cua dat nuoc bách độc toàn thư MasterThu Oct 06, 2011 8:51 pm
tro ve mien nuoc bách độc toàn thư MasterThu Oct 06, 2011 8:49 pm
làm khung tài sản bách độc toàn thư MasterTue Sep 27, 2011 9:29 pm
tuyển design cho học viện mới chúng ta CYM bách độc toàn thư MasterSun Aug 14, 2011 8:20 pm
happy birthday 4r bách độc toàn thư MasterWed Jul 13, 2011 12:34 pm
Nghĩa địa người ngoài hành tinh ở châu Phi bách độc toàn thư MasterTue Jul 12, 2011 8:36 pm
khuyến khích mời thành viên bách độc toàn thư MasterSun Jul 10, 2011 3:21 pm
thú nuôi đây.... bách độc toàn thư MasterSat Jul 09, 2011 8:42 am
[Giao lưu]Kết bạn cùng Shinichi&Ran fc ^^ bách độc toàn thư MasterThu Jul 07, 2011 9:35 am
cái chết của ph0ng viên bách độc toàn thư MasterTue Jul 05, 2011 10:04 pm


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1bách độc toàn thư Empty bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:36 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Thuốc diệt nấm là một trong ba phương pháp chính để kiểm soát dịch hại - trong trường hợp này là kiểm soát nấm trong nông nghiệp.
Nó là các loại hợp chất hóa học được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển
của các loại nấm đối với các loại cây trồng, là một trong những nguyên
nhân gây ra sự thất bát đối với năng suất cây trồng. Thuốc diệt nấm
cũng được sử dụng để chống lại các trường hợp nhiễm nấm.
Theo phương pháp diệt trừ thì thuốc diệt nấm có hai loại là loại
tiếp xúc và loại hấp thụ. Thuốc diệt nấm tiếp xúc giết chết nấm khi
được phun trên bề mặt bị nhiễm nấm. Loại hấp thụ phải được nấm hấp thụ
trước khi có tác động làm chết nấm. Một ví dụ về loại này là QoI.
Thuốc diệt nấm được sử dụng trong nông nghiệp để làm giảm sự phát triển của nấm. Ngô
thường được phun thuốc diệt nấm và một số thuốc diệt nấm còn có tính
chất biến đổi gen để đảm bảo chúng có thể tác động làm tổn hại cho tất
cả các tế bào nấm.
Khi không thuộc ngữ cảnh nông nghiệp thì thuật ngữ thuốc chống nấm được sử dụng thay cho từ thuốc diệt nấm cho các hợp chất có tính năng tương tự.
Thuốc diệt nấm có thể gián tiếp có hại cho sức khỏe con người do các
loại lương thực, rau quả thu được từ các loại cây trồng được con người
sử dụng và nó có thể gây ra dị ứng cũng như nhiều triệu chứng khác như
đau đầu, tiêu chảy, các tổn hại cho các cơ quan cũng như gây ra các rối
loạn nghiêm trọng và các loại bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh. Nó cũng có thể là nguy hiểm cho các hệ sinh thái do nó có thể thoát đi và gây ô nhiễm môi trường nước và đất cũng như tích lũy sinh học và làm gia tăng độc tính đối với các cơ thể sống trong hệ sinh thái.

https://hv2tconan.forumvi.com

2bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:37 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Tên của chúng là “các chất hữu cơ bay hơi”
(volatile organic compounds, gọi tắt là VOC) thoát ra từ lớp vecni đồ
gỗ bóng bảy, những dung môi hoặc chất tạo áp suất để phân tán nước thơm
hoặc diệt côn trùng.


Nhiều người rất sợ cái ngột ngạt của đường phố, thích ẩn náu trong khoảng không gian nội thất
kín đáo và riêng tư của mình. Họ không biết rằng tự mình đã nhốt mình
vào một “nhà tù” nguy hiểm hơn nhiều với biết bao nhiêu kẻ thù giấu
mặt.

Trong căn nhà của mình, bạn trang bị rất nhiều thứ tiện
nghi của cuộc sống văn minh. Những đồ gỗ đắt tiền, bộ salon, chiếc tủ
đứng, bàn phấn, rèm cửa, thảm trải sàn trong phòng khách và phòng ngủ.
Trong nhà tắm, toalet bày đầy sữa tắm, dầu gội đầu, bột giặt, bình
thuốc xịt khử mùi, thuốc chống ruồi, muỗi, gián kiến. Còn trong gian
bếp, là chiếc bếp ga hiện đại! Trước khi ra khỏi phòng, bạn xịt lên quần áo một làn sương nước hoa thoang thoảng...





bách độc toàn thư 090330141331-841-639
Có khoảng 500 chất hữu cơ bay hơi là những "kẻ thù" gây ô nhiễm trong chính căn phòng hiện đại. Ảnh minh họa: Netlife.
Thế
là ngày ngày, chúng “đồng lòng” giải phóng ra không gian nội thất cả
binh đoàn những chiến binh vô hình lửng lơ trong bầu không khí. Tên của
chúng là “các chất hữu cơ bay hơi” (volatile organic compounds,
gọi tắt là VOC) thoát ra từ lớp vecni đồ gỗ bóng bảy, những dung môi
hoặc chất tạo áp suất để phân tán nước thơm hoặc diệt côn trùng.

Bao
nhiêu VOC có mặt trong một gian phòng “hiện đại”? Cục Môi trường Mỹ cho
biết: không dưới 500 chất. Đó là những hydrocacbon mạch thẳng, mạch
nhánh, mạch vòng, và nhiều hoá chất tên gọi lằng nhằng khác nữa. Chúng
chưa đạt liều lượng đến mức bạn phải gọi ngay xe cấp cứu nhưng dần dần
chúng “gặm nhấm” sức khoẻ bạn.



Chúng có thể gây khô da, ảnh hưởng xấu đến hệ tuần
hoàn, tiêu hoá, gan thận ... làm bạn nhức đầu, uể oải, chán nản, mệt
nhọc. Chúng là nguyên nhân của cái mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm
nội thất”. Chúng nguy hiểm ở chỗ, nồng độ rất nhỏ và quá quen thuộc đến
mức ta không nhận ra. Thường ở mức độ 5 phần triệu gam chúng đã bị khoa
học kết tội là “kẻ gây ô nhiễm” rồi.


Chúng tồn tại dai dẳng do bị nhốt trong môi
trường khép kín, như nhà bạn. Ấy là chưa kể những chất độc hại ngoài
phố, hoặc bụi bặm bám theo giày dép, quần áo, mũ nón khi ta đi đường mà
lọt vào phòng để vĩnh viễn “định cư”.




Theo Cục Bảo vệ môi trường Mỹ, mức độ ô nhiễm trong nhà ở các đô thị lớn thường cao gấp 500 lần ở ngoài trời, nơi không khí được thường xuyên lưu thông theo kiểu đối lưu với tầng cao khí quyển.




Những hoạt động “văn minh” của chúng ta vô tình
càng đẩy mức ô nhiễm lên cao. Chẳng hạn khi chúng ta mở vòi nước nóng
pha chất thơm thì không khí ô nhiễm trong nhà tăng từ 20 đến 40 lần.
Khi chúng ta xịt một chất khử mùi hôi nào đó trong phòng vệ sinh, nhà
tắm ... thì sau 48 tiếng, mức ô nhiễm trong nhà tăng 450 lần.

Bạn
thường nghĩ ở gần một nhà máy hoá chất mới đáng sợ, đúng không? Không
nguy hiểm hơn những gì do chính cuộc sống của chúng ta gây ra đâu! Nếu
quy định mức ô nhiễm do VOC từ cái nhà máy hoá chất “đáng ghét” mang
lại là 1, thì ông xã cũng chẳng “đáng yêu” lắm đâu khi ông lim dim đôi
mắt thưởng thức điếu 555 sau bữa diểm tâm, thì điếu thuốc ấy tại chính
lúc đó đã làm mức độ ô nhiễm tăng lên đến 100 rồi. Và có thể tạm tha
thứ cho ông ta khi biết rằng nếu bạn dùng thuốc xịt bất cứ loại nào
(dầu thơm, dầu xịt tóc, thuốc xịt muỗi...), mức ô nhiễm trong nhà là
1.000, còn nếu mở vòi nước nóng, giặt đồ, cho nổ xe gắn mày, xe hơi,
giũ quần áo ... thì mức độ ô nhiễm vọt lên đến 10.000.




Lượng khí oxit nitơ rất độc hại trong gian bếp của
bạn luôn luôn lớn hơn ngoài trời từ 2 đến 4 lần. Nếu bạn hứng chí, tự
trổ tài làm chiếc bánh gatô bằng chiếc lò nướng
dùng gas thì ôi thôi, bạn đã hứng trọn một lượng oxyt nitơ ngang bằng
anh cảnh sát giao thông đứng trọn một ngày ở ngã từ kẹt xe nhiều nhất
“Tại
các thành phố đông đúc, thì đi ra ngoài làm việc ít bị ô nhiễm hơn ở
trong nhà”. Đó là kết luận rất đáng lưu tâm của Hội nghị các Hiệp hội
thí nghiệm hoá học (AACCC) gần đây

https://hv2tconan.forumvi.com

3bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:37 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Aconitin







bách độc toàn thư 200px-Aconitine_new





Cấu trúc của Aconitin
Danh pháp IUPAC
Tên khácAxetylbenzoylaconin
Acetylbenzoylaconine
Công thức phân tửC34H47NO11
Phân tử gam645,7554 g/mol
Biểu hiệnTinh thể màu trắng
Số CAS[302-27-2]
Tỷ trọngpha0,789 g/cm3, rắn
Độ hòa tan trong nướcKhông hòa tan
Điểm nóng chảy204°C (477,15 K)
phân hủy
Điểm sôi
pKa
pKb
Độ nhớt
MSDS
Các nguy hiểm chínhCực độc (T+)
NFPA 704
Điểm bắt lửa
Rủi ro/An toànR:26/28
S:24-45
Số RTECSAR5960000
Cấu trúc & thuộc tínhn εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lựcCác trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổUV, IR, NMR, MS
Các hợp chất tương tự
Các hợp chất liên quan
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu
Aconitin là một ancaloit cực độc có nguồn gốc từ các loài ô đầu (phụ tử, thuộc chi Aconitum), chủ yếu ở loài ô đầu hoa tím Aconitum napellus. Nó là một chất độc thần kinh có khả năng mở các kênh ion Na+ nhạy cảm TTXtim và các cơ quan khác, và nó được sử dụng để tạo ra các mô hình loạn nhịp tim.
Aconitin có công thức hóa học C34H47NO11, và dễ hòa tan trong cloroform hay benzen, hòa tan ít trong rượu hay ête, và nói chung không hòa tan trong nước. Aconitin có thể bị thủy phân thành benzoylaconinaconin.
Độc tính


Aconitin và các ancaloit có liên quan tới nó rất dễ bị hấp thụ khi
nuốt phải cũng như được hấp thụ qua đường tiếp xúc với da và các màng
nhầy. Hiệu ứng của aconitin dựa trên sự gia tăng độ thẩm thấu của các
ion natri qua các màng ngăn, làm chậm lại quá trình tái phân cực. Nó có
tác động tới hệ thần kinh ngoại biên cũng như trung tâm. Ở liều thấp
gây ra các tác động kích thích, ở liều cao hơn một chút thì tạo cảm
giác nóng bỏng, gây nôn mửa, chóng mặt còn ở liều cao hơn nữa thì gây
tê liệt và dẫn tới tử vong do trụy tim.
Nó có liều gây tử vong LD50chuột nhắt (truyền ven) là 0,12 mg/kg và ở chuột cống (miệng) là 5,97 mg/kg. Ở người liều gây tử vong nằm trong khoảng 2-5 mg/kg theo đường miệng.
Sử dụng


Aconitin dưới dạng hợp chất trong rễ
phơi khô của các loài ô đầu đã được sử dụng phối hợp với một số vị
thuốc khác (thiên nam tinh, bán hạ, phòng phong, xuyên khung, bạch chỉ
v.v) trong y học cổ truyền phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam) với tên gọi là ô đầu, phụ tử
(tùy theo loài cũng như theo loại rễ được dùng). Nó có vị cay, nóng,
chứa độc và có tác dụng thẩm thấp trừ đàm, khu phong chống co thắt,
giải độc và tán kết. Các cơ quan có tác dụng: tim, thận, tì. Được dùng
để làm thuốc giảm đau, chống co giật, co thắt, liệt mặt, chống sung
huyết, đau nửa đầu và chống thoát mồ hôi khi thân nhiệt giảm v.v. Liều
dùng không quá 3-5 gam rễ đã phơi khô đem ngâm nước và đun sôi trong
4-6 giờ. Không dùng khi có thai, không dùng rễ tươi.

https://hv2tconan.forumvi.com

4bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:38 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM

+
----
-

bách độc toàn thư 180px-Ephedrinebách độc toàn thư Magnify-clip

Cấu trúc hóa học của ephedrin, một ancaloit nhóm phenetylamin

Ancaloit
là cách chuyển tự sang dạng Việt hóa nửa chừng của alkaloid (tiếng Anh) hay alcaloïde (tiếng Pháp) hoặc алкалоид (tiếng Nga). Một cách chặt chẽ thì nó là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra[1], nhưng các amin do động vậtnấm tạo ra cũng được gọi là các ancaloit. Nhiều ancaloit có các tác động dược lý học đối với con người
và các động vật khác. Tên gọi của ancaloit trong một số ngôn ngữ phương
Tây có lẽ có nguồn gốc từ alkali/ancali (kiềm); và ban đầu thuật ngữ
này được sử dụng để miêu tả bất kỳ một bazơ hữu cơ nào có chứa nitơ. Các ancaloit thông thường là các dẫn xuất của các axít amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm thấy như là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua),
động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều ancaloit có
thể được tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phương pháp chiết axít-bazơ.






Trong khi nhiều ancaloit là các chất độc thì một số lại được sử dụng trong y học với vai trò như là các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphin hay codein, cũng như trong một số ứng dụng khác.
<TABLE class=toc id=toc style="ZOOM: 1">

<TR>
<td align=left>
Mục lục






</TD></TR></TABLE>

//

Khái niệm alcaloid:


Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị
vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động
vật, thường có dược lực tính mạnh và cho phản ứng hóa học với một số
thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.
Phân loại:


a. Nhóm quinolizidin: ví dụ: Spartein trong Cytisus scoparius.
b. Nhóm nicotinana.
c. Nhom tropan.
d. Nhóm isoquinolin.
e. Nhóm quinolin.
f. Nhóm indol.
Phân lập ancaloit


Trong cây các ancaloit luôn tồn tại ở dạng các muối với các axít hữu
cơ và mỗi họ cây thường có một dãy ancaloit cùng nhóm, trong đó có nhóm
chính và nhóm phụ. Hàm lượng của chúng phụ thuộc vào giống cây, mùa vụ
và địa lý.
Để phân lập ancaloit phải qua quy trình sau:
a) Nghiền nhỏ nguyên liệu thành bột rồi ngâm với dung dịch HCl 1%(hoặc bằng dung dịch xôđa) để chuyển hóa hoàn toàn ancaloit thành muối clohiđrat dễ tan.
b) Lọc lấy dung dịch muối, kiềm hóa để lấy ancaloit hoàn toàn khỏi muối.
c) Cất cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi hữu cơ như clorofom, benzen v.v.
d) Chạy sắc ký hoặc sắc ký bản mỏng điều chế...phân lập riêng từng ancaloit.
e) Xác định cấu trúc các ancaloit thử hoạt tính sinh học, đem sản phẩm thử nghiệm, ứng dung.
Các nhóm ancaloit hiện nay bao gồm:

Thuộc tính hóa lý



  • Phân tử lượng: khoảng 100-900
  • Các ancaloit không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin)
  • Các ancaloit với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các
    chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin)
  • Hoạt hóa quang học
  • Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc
    trên nguyên tử nitơ & và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế.
  • Khả năng tạo ra muối với các axít vô cơ (ví dụ: với HCl, H2SO4, HNO3) hay các axít hữu cơ (như các muối tartrat, sulfamat, maleat)


https://hv2tconan.forumvi.com

5bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:38 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Colchicine

Là hóa chất để trị bệnh nhưng quá liều thì sẽ chầu ông bà

Liều độc vào khoảng 10 mg.
Liều luôn gây tử vong là trên 40 mg.
Ngộ độc, hiếm gặp nhưng nặng (tỷ lệ tử vong là
30%), thường là do tự ý.

Triệu chứng :
- Thời gian tiềm ẩn : 1-8 giờ, trung bình là 3
giờ.

- Rối loạn tiêu hóa : đau bụng lan tỏa, nôn,
tiêu chảy nặng, đôi khi có máu, dẫn đến mất nước (toan chuyển hóa) và rối loạn
tuần hoàn (hạ huyết áp).

- Rối loạn huyết học : tăng bạch cầu, rồi giảm
bạch cầu và giảm tiểu cầu do tổn thương tủy xương, hội chứng đông máu nội mạch
rải rác.

- Thường gặp thở nhanh.
- Hói đầu vào ngày thứ 10.
- Nhiễm độc thận cấp với thiểu niệu và tiểu ra
máu.

- Diễn tiến khó lường. Thường tử vong vào ngày
thứ 2 hoặc 3 do rối loạn nước-điện giải, sốc nhiễm trùng, ngưng hô hấp (liệt
hướng lên) hay trụy tim mạch.

Điều trị :
Không có thuốc giải độc chuyên biệt cho
colchicine.

Chạy thận nhân tạo không hiệu quả (thể tích
phân phối thấy được lớn).

Theo dõi liên tục trong bệnh viện về lâm sàng
và sinh học.

Loại bỏ chất độc bằng cách rửa dạ dày, rồi hút
dịch tá tràng.

Điều trị triệu chứng đơn thuần : bù nước điện
giải, kháng sinh toàn thân và kháng sinh đường tiêu hóa liều cao, giúp thở.

https://hv2tconan.forumvi.com

6bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:39 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Nọc rết
Rết (Scolopendra morsitans L.) có tên khác là rít, thiên long, bách túc
trùng, bách cước, là loài côn trùng thân hẹp ngang gồm 20-22 khoanh đốt
có kích thước gần bằng nhau, mỗi đốt mang một đôi chân. Miệng có tuyến
độc, toàn thân màu nâu đỏ hay nâu đen. Sống hoang ở những nơi ẩm thấp,
tối tăm như dưới tảng đá, lá cây, gỗ mục, mái nhà tranh, góc vách đất,
kệ chum vại.Click here to enlargeCon rết.



Toàn thân con
rết có tên thuốc trong y học cổ truyền là ngô công. Người ta bắt rết
vào mùa xuân - hạ, lấy con to, đập chết rồi buộc vào thanh tre cho
thẳng, đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu dài, thẳng và dẹt, đầu và thân
còn nguyên màu nâu đỏ hoặc nâu đen, óng ánh, bụng nhăn nheo màu vàng
nâu, mặt cắt ngang rỗng giữa, còn đủ chân màu vàng là loại tốt. Khi
dùng, cắt bỏ đầu, đuôi và chân, để sống hoặc sao vàng, đốt thành than.
Sách cổ còn ghi bọc rết bằng lá bạc hà rồi nướng vàng.

Rết chứa
protid, các loại acid amin; hai chất độc chiết được từ nọc rết dưới
dạng histamin và albumin, có tính chất gần giống nọc ong, làm loãng
máu; acid formic và cholesterol.

Theo kinh nghiệm dân gian, rết được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa
mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức, áp-xe: Rết to 5 con, để sống hoặc nhúng
nước nóng già 70-80o hoặc đã làm khô, ngâm ngập cồn 90o khoảng 100ml
trong 10 ngày, để càng lâu càng tốt. Ngày bôi 1-2 lần. Nếu mụn mới sưng
sẽ tan ngay. Hoặc lấy rết ngâm dầu vừng với tỷ lệ như trong rượu rết,
nhưng phải để vài tháng mới dùng.

Chữa chín mé (đầu ngón tay sưng đau): Rết phơi khô, tán bột, hòa với mật lợn, bôi nhiều lần trong ngày.

Chữa trĩ: Rết sấy khô, tán nhỏ mịn, trộn với ít bột long não và rượu. Bôi hằng ngày.

Chữa
ung nhọt, mụn mạch lươn ở trẻ em: Rết 24g, đốt thành than, cho vào nhựa
thông 200g đã nấu chảy cùng với dầu lạc 32g, khuấy đều. Để nguội, cho
vôi bột 16g vào, lại khuấy đều cho thật nhuyễn thành cao. Khi dùng,
phết cao lên giấy, dán vào nhọt. Đốt với nhọt chưa vỡ mủ, cứ hai ngày
thay thuốc một lần; đối với nhọt đã vỡ mủ, ngày thay một lần.

Chữa
liệt mặt, đau nhức, tê thấp, kinh phong, co giật, cấm khẩu: Rết khô tán
bột mịn, trộn với bột cam thảo, lượng hai thứ bằng nhau. Ngày uống 0,5g
chia làm 3 lần. Chú ý khi dùng phải theo đúng liều lượng quy định.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, con rết được dùng như sau:

Chữa
trúng phong: Rết 1 con, bọ cạp 1con, thấu cốt thảo 15g. Tất cả sao
vàng, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 7,5g với nước đun sôi
để nguội.

Chữa liệt mặt: Rết 1 con, sao vàng, tán nhỏ, phòng
phong 25g, thái nhỏ, phơi khô. Hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml,
uống làm một lần trong ngày.

Chữa viêm tinh hoàn: Rết và nhục quế, lượng bằng nhau, sao vàng, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,5-1g.

https://hv2tconan.forumvi.com

7bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:39 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Nhóm cây cảnh có độc.





1. Mã tiền: Tên khoa học là Strychnos nux vomica. Hạt cây chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin và chất độc strychnine, gây nôn nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ.

bách độc toàn thư 11165264-mttt
Hạt
Mã tiền chín rơi xuống đất thường được nhặt về phơi khô để bào chế làm
thuốc chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại
liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Tuy nhiên
trong điều kiện bình thường nếu ăn phải hạt Mã tiền có thể tử vong vì
cực độc.
2. Bã đậu: Tên khoa học là Hura crepitans L hoặc Sandbox Tree hay Monkey diner Bell, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaccea.
Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng. Ngoài
ra, dân gian còn dùng Bã đậu với lượng nhỏ để chữa táo bón.
Hình này đã được thu nhỏ.

bách độc toàn thư 11165264-ba%20dau
3. Hồi núi: Còn gọi là Đại hồi núi thuộc họ Hồi, tên khoa học là Illiciaceae. Đây
là họ thực vật có hoa. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Do trong
quả và lá cây có tinh dầu gần giống tinh dầu hồi dùng để chữa bệnh nên
có một số trường hợp sử dụng nhầm đã ngộ độc.
Hình này đã được thu nhỏ.

bách độc toàn thư 11165264-hoi%20nui
Uống
phải tinh dầu Hồi núi khiến người bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu,
chân tay lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo
triệu chứng nôn mửa, chảy dãi liên tục.

https://hv2tconan.forumvi.com

8bách độc toàn thư Empty Re: bách độc toàn thư Sun Aug 01, 2010 8:40 am

kid

kid
Viện Trưởng
Viện Trưởng
CYM
Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin.Người
ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gâybuồn
nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mấtkiểm soát
cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 500x375.
bách độc toàn thư Truc%20dao3
Việc
phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tínhđộc của loài thực vật
này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước(giếng ăn, bể nước...) vì
lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độcnước. Trên thế giới đã ghi
nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc domủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantanaspp.
Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rátđường
ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư Thom%20oi2

3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba.Củ
và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mànếu ăn
vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mêvà nếu
không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H1
4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly:Tên
khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua davới
bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóngmặt,
nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H2
Cũng
chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, màcà độc dược còn được
dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, cóthể chữa ho hen, say
sóng, trị mụn nhọt.
5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc AndromedotoxinArbutin glucoside.Người
bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảynước
dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng100 đến
225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H3
6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H4
7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum.Tất
cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate vàAsparagine Khi
ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng,niêm mạc ruột.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H5
8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica.Lá
và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phảiloại
thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H6
9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H7
10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H8
11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư H9

12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C1
13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C2
14. Dạ lan (tên khoa học là Hyacinth orientalis). Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C3
15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C4
16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C5
17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C6
18. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C7
19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C8
20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C9
21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorinegây
tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nônmửa nếu
ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏngrát, ngứa...
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư C10
22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Hình này đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem đúng kích thước thật là 490x350.
bách độc toàn thư Ngodong

https://hv2tconan.forumvi.com

Sponsored content


CYM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết